EIU & GCED

Giáo dục hiểu biết quốc tế (EIU) là một kế hoạch giáo dục tổng thể và đa chiều nhằm thúc đẩy Văn hóa hòa bình. EIU gắn liền với khái niệm hòa bình đích thực chứ không chỉ đơn thuần là không có chiến tranh. EIU ủng hộ Chủ nghĩa Dân chủ tham gia, Nhân quyền và phẩm giá, Công bằng xã hội và kinh tế, Bền vững sinh thái và Hòa giải xung đột bằng biện pháp hòa bình. Theo đó, tùy theo bối cảnh, EIU sẽ được gọi là Giáo dục toàn cầu, Giáo dục quốc tế, Giáo dục hòa bình hay Giáo dục công dân toàn cầu.

Giáo dục công dân toàn cầu (GCED) là phương pháp giáo dục toàn diện và có tính biến đổi nhằm mục tiêu thay đổi xã hội địa phương và toàn cầu hướng tới môi trường sống công bằng, hòa bình và bền vững. GCED đặt mục tiêu trao quyền cho người học để họ trở thành chủ thể dẫn dắt xã hội bằng cách khuyến khích “Tri thức (Phạm trù nhận thức) chạm đến trái tim (Phạm trù cảm xúc – xã hội), từ đó tạo ra những thay đổi tích cực và biến chúng thành hành động”. GCED thúc đẩy người học thấu hiểu theo hướng phản biện các đàm luận về quyền lực tồn tại trong mặt trái của các vấn đề khu vực và quốc tế; giải quyết tận gốc các vấn đề đó; và dẫn dắt tới sự thay đổi tích cực trong xã hội.

Nội dung học tập cốt lõi của về GCED của UNESCO
Lĩnh vực Mục đích
Nhận thức Có được kiến thức, hiểu biết và tư duy phản biện về các vấn đề toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương cũng như tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia và dân số khác nhau.
Tình cảm – Xã hội Nuôi dưỡng ý thức thuộc về nhân loại; chia sẻ giá trị và trách nhiệm; đồng cảm; đoàn kết; tôn trọng sự khác biệt và tính đa dạng.
Hành động Hành động có đạo đức, có trách nhiệm và tích cực ở cấp khu vực, quốc gia và quốc tế vì một thế giới hòa bình và bền vững hơn.